Giải quyết tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong công ty

Tranh chấp là vấn đề tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình kinh doanh thương mại. Các doanh nghiệp thường phải đối diện với những tranh chấp bắt nguồn từ các bất đồng. Phải làm gì để giải quyết các tranh chấp ấy? Đặc biệt, tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong công ty cần xử lý như thế nào?

Khái quát về tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong công ty

Khái niệm người quản lý trong doanh nhiệp

Khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Hình ảnh minh họa

Như vậy, người quản lý doanh nghiệp chính là người quản trị một tổ chức. Có chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định. Các chức danh được quy định cụ thể như trên điều luật.

Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty

Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm:

 “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty.Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.”

Vậy, tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty là những mâu thuẫn, bất đồng. Bị phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty cổ phần.

Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty thông thường là các tranh chấp phát sinh từ quyết định của ĐHĐCĐ. Hoặc hội đồng thành viên vì cho rằng các quyết định này không công bằng, không hợp pháp. Khi tranh chấp xảy ra, nếu các bên lại không biết nên xử lý ra sao khiến cho tranh chấp ngày càng gay gắt, phức tạp hơn.

Phương hướng giải quyết tranh chấp

Phương thức thứ nhất: Phương thức thương lượng:

Phương thức thương lượng là phương thức đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là phương thức đơn giản nhất nên hầu như khi bắt đầu có tranh chấp xảy ra các cá nhân tổ chức đều lựa chọn. Đây là phương thức thể hiện ở việc các bên tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên. Kết quả giải quyết cũng do các bên lựa chọn. Vậy nên phương thức này đem lại hiệu quả thường không cao. Đa số trường hợp các bên không thương lượng, thỏa thuận được.

Phương thức thứ hai: Phương thức hòa giải tại Trung tâm hòa giải (hòa giải thương mại):

Hòa giải thương mại là là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết cũng do các bên lựa chọn. Hòa giải viên thương mại chỉ là bên am hiểu các quy định về tranh chấp và đưa ra các ý kiến để hai bên hòa giải. Nếu các bên không thương lượng, thỏa thuận được thì phương pháp này cũng không được giải quyết triệt để các vấn đề về tranh chấp. Trình tự thủ tục theo phương thức giải quyết bằng hòa giải tại trung tâm hòa giải được quy định tại Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan.

Phương thức thứ ba: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

Hình ảnh minh họa

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Cơ chế giải quyết trạnh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết. Và không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thỏa thuận. Khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 có quy định :“Phán quyết trọng tài là chung thẩm”. Điều đó đồng nghĩa với việc Hội đồng trọng tài khi đưa ra phán quyết thì phán quyết đó có hiệu lực thi hành ngay. Các bên không được quyền kháng cáo lên Trọng tài cấp trên hoặc ra Tòa án. Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền thách thức phán quyết của Trọng tài ra Tòa án. Có quyền yêu cầu Hủy phán quyết của Trọng tài. Phương thức giải quyết tranh chấp Trọng tài Việt Nam sẽ thực hiện theo quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010. Và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan.

Phương thức thứ tư: Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

Về bản chất, đây là một phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước. Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp. So với những phương thức trên thì phương thức giải quyết bằng Tòa án là phương thức được coi là thủ tục chặt chẽ nhất. Mang tính quyền lực nhà nước và có giá trị thi hành cao. Phương pháp này được nhiều cá nhân tổ chức áp dụng. Đặc biệt khi có tranh chấp căng thẳng giữa các thành viên trong công ty cổ phần xảy ra.

Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo quy định tại BLTTDS 2015.

Giai đoạn một: Khởi kiện và thụ lý vụ án:

Thành viên công ty là tổ chức, cá nhân có quyền tự mình khởi kiện. Hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền. Mục đích để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện. Hồ sơ hợp lệ Tòa án có thẩm quyền sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí cho người nộp đơn. Sau khi người nộp đơn khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí, Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý vụ án.

Giai đoạn hai: Hòa giải và chuẩn bị xét xử:

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án về tranh chấp giữa các thành viên công ty là 02 tháng kề tử ngày thụ lý vụ án. Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Chỉ trong trường hợp bất khả kháng. Nhưng không quá 01 tháng.

Giai đoạn ba: Giai đoạn xét xử:

Giai đoạn này sẽ phân ra hai giai đoạn. Đó là giai đoạn xét xử cấp sơ thẩm và giai đoạn xét xử cấp phúc thẩm. Cụ thể:

Giai đoạn xét xử sơ thẩm: Thủ tục tiến hành bao gồm: Bắt đầu phiên tòa; Xét hỏi tại phiên tòa; Tranh luận tại phiên tòa; Nghị án; Tuyên án; Hoàn chỉnh biên bản phiên tòa; Cấp trích lập bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Giai đoạn xét xử cấp phúc thẩm: Phúc thẩm vụ án là việc tòa án cấp trên xem xét lại bản án. Hoặc quyết định sơ thẩm của tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật. Song bị kháng cáo, kháng nghị theo quyết định của pháp luật. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm tương tự như trình tự thủ tục của phiên tòa sơ thẩm.

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *