Hiện trạng khai khống vốn điều lệ của doanh nghiệp và vấn đề pháp lý?

Khai khống vốn điều lệ có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? Tại sao tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều ở các doanh nghiệp?

Khái niệm

Vốn điều lệ là gì?

Khoản 34 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Có thể hiểu vốn điều lệ là phần vốn góp hoặc cam kết góp vốn. Đối tượng là các cá nhân/tổ chức  góp vốn vào công ty. Mục đích góp vốn để trở thành chủ sở hữu/sở hữu chung khi thành lập công ty. Các đối tượng góp vốn hoặc cam kết góp vốn vào công ty TNHH một thành viên sẽ trở thành chủ sở hữu của công ty. Đối với những loại hình doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,…) thì sẽ trở thành chủ sở hữu chung của công ty.

Như vậy, vốn điều lệ là số vốn mà các đối tượng cam kết góp mua hoặc góp. Chỉ được tính tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn góp vốn, các đối tượng chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần, phần vốn góp đã cam kết góp thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp.

Hình ảnh minh họa

Khai khống vốn điều lệ là gì?

Khái niệm nàyd không được định nghĩa tại luật doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, điều 16 luật doanh nghiệp 2020 có quy định:

“Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm

4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”

Theo quy định trên, có thể thấy khai khống vốn điều lệ được hiểu là việc vốn điều lệ không có thực. Được doanh nghiệp tự kê khai để đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, khi thực hiện xử phạt việc xác minh khai khống vốn điều lệ do cơ quan thanh tra có nghĩa vụ chứng minh.

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng “khai khống”?

Hành vi khai khống vốn điều lệ xuất phát từ nhiều lý do. Trong đó, lý do hàng đầu là nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh.

Có những quan niệm cho rằng, vốn điều lệ của một doanh nghiệp càng lớn đồng nghĩa với địa vị kinh tế trên thị trường của doanh nghiệp đó càng cao. Vì vậy, vốn điều lệ của doanh nghiệp là thông tin cơ sở cho đối tác, khách hàng khi xem xét hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp.  Khi con số vốn điều lệ được thổi phồng, doanh nghiệp có cơ hội lớn hơn trong tìm kiếm hợp đồng làm ăn. Thông qua đó, thu hút thêm nhiều khách hàng và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính không đủ sức răn đe. Đây là một trong những lý do khiến doanh nghiệp chủ quan trước pháp luật. Theo quy định, hành vi bị phạt bởi khai khống vốn lại không đáng kể so với kỳ vọng lợi nhuận kiếm được từ việc này.

Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Số doanh nghiệp “ẩn” mình ngày càng tinh vi và khôn khéo. Điều này cũng là một thách thức đối với năng lực rà soát, kiểm tra. Việc xử phạt vi phạm của các cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn. Vậy nên, tình trạng doanh nghiệp khai khống ngày càng nhiều.

Hậu quả pháp lý đối với hành vi trên?

Hình ảnh minh họa

Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về kê khai vốn điều lệ như sau:

“Vi phạm về kê khai vốn điều lệ

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.”

Như vậy, tùy vào giá trị vốn điều lệ khai khống sẽ có mức phạt tiền tương ứng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với từng hành vi.

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *