Kinh doanh là gì? Doanh nghiệp được kinh doanh dưới những loại hình nào?

Mục đích của hoạt động kinh doanh là kiếm lợi nhuận. Vậy, pháp luật quy định như thế bào về kinh doanh? Doanh nghiệp được kinh doanh dưới những loại hình thức nào?

Kinh doanh là gì?

Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

“21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”

Như vậy, có thể hiểu kinh doanh là những công việc được thực hiện liên quan đến mua bán hàng hoá trên thị trường. Mục đích kinh doanh nhằm sinh lợi nhuận. Kinh doanh có thể không cần phải thực hiện đầy đủ các bước trong việc tiêu thụ. Hoặc các bước cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Do đó, kinh doanh có thể là hoạt động đầu tư, sản xuất hay cung ứng hàng hoá, dịch vụ hoặc mua bán, trao đổi hàng hoá… để tạo ra lợi nhuận. Nhiều người cũng quan niệm kinh doanh là việc buôn bán hàng hoá, dịch vụ. Mục đích cuối nhằm tạo ra lợi nhuận.

Hình ảnh minh họa

Điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật

Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy đinh:

“Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định”.

Khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành).

2. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:

a) Giấy phép kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

c) Chứng chỉ hành nghề;

d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

đ) Xác nhận vốn pháp định;

e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Chú ý:

Về bản chất, giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau như sau:

– Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ cấp cho những ngành nghề kinh doanh hạn chế. Do đó, có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh do pháp luật quy định nhưng do nó là ngành nghề kinh doanh hạn chế nên vẫn có thể không được cấp.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là loại giấy cấp cho doanh nghiệp để doanh nghiệp được phép hoạt động. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh do pháp luật quy định.

Chứng chỉ hành nghề có thể hiểu là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định.

Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là giấy chứng nhận sự tồn tại hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm.

Xác nhận vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Hình ảnh minh họa

Doanh nghiệp kinh doanh dưới những loại hình nào?

Tham khảo thêm: Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định mới nhất

Về tổ chức, cơ cấu của các doanh nghiệp kinh doanh, theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nước ta có các loại hình doanh nghiệp gồm:

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Do một tổ chức/cá nhân làm chủ sở hữu. Có tư cách pháp nhân. Không phát hành cổ phần nhưng được phát hành trái phiếu…

 Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Gồm từ 02 – 50 thành viên. Có tư cách pháp nhân. Không phát hành cổ phần, được phát hành trái phiếu…

 Công ty cổ phần:

Có tư cách pháp nhân. Được phát hành cổ phần, trái phiếu cũng như các loại chứng khoán khác. Gồm tối thiểu 03 cổ đông và có vốn điều lệ…

 Công ty hợp danh:

Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung công ty. Cùng kinh doanh dưới một tên chung và thành viên góp vốn. Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào; có tư cách pháp nhân…

 Doanh nghiệp tư nhân:

Do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Không được phát hành chứng khoán…

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *