Quy định về mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp là gì? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Khái niệm

Điều 30  Luật doanh nghiệp và Điều 8, Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã đưa ra khái niệm về mã số doanh nghiệp.

Cụ thể, đây là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Như vậy, có thể hiểu đây chính là một mã số mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký thành lập doanh nghiệp cấp cho các doanh nghiệp. Để doanh nghiệp đó sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của mình. Từ đó, cơ quan nhà nước quản lý về doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

Hình ảnh minh họa

Mối liên hệ giữa mã số doanh nghiệp và mã số thuế

Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.”

Như vậy, có thể thấy theo quy định này thì mã số doanh nghiệp sẽ đồng thời là mã số thuế. Việc tiến hành thực hiện đồng bộ giữa 02 dãy số này giúp cho việc quản lý doanh nghiệp của Nhà nước cũng như việc thực hiện thủ tục kê khai thuế và các văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động của công ty, doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn.

Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

  • Thứ nhất, đây là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thứ hai, mỗi doanh nghiệp có một dãy số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, dãy số này cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
  • Thứ ba, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động; được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Thứ tư, mã số này được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế; thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
Hình ảnh minh họa

Mã số này được sử dụng như thế nào?

Điều 28 Luật quản lý thuế và Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định Doanh nghiệp phải sử dụng mã như sau:

Thứ nhất, ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu. Ghi vào khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.

Thứ hai, sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí môn bài… Kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.

Thứ ba, doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế nếu phát sinh các hoạt động mở rộng/sản xuất kinh doanh mới sang địa bàn tỉnh, thành phố khác nhưng không thành lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) trên địa bàn khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, thuộc đối tượng được hạch toán Khoản thu của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế; thì được sử dụng dãy số thuế đã cấp để khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi phát sinh hoạt động.

Tham khảo thêm bài viết tại đây: Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản trong doanh nghiệp?

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *