Những quy định về nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp. Vậy, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là gì? Điều kiện và hình thức đầu tư bao gồm những nội dung nào?

Khái niệm

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định. Mục đích để thực hiện hoạt động nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

Khoản 18 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 quy định về nhà đầu tư như sau:

“Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa tại khoản 19 điều 3 bộ Luật trên như sau:

“ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

Đồng thời, khoản 22 Điều 3 bộ Luật trên quy định:

“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Hình ảnh minh họa

Điều kiện đầu tư

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
  • Điều kiện khác theo quy định theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.

 Được áp dụng trong các trường hợp:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
  • Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020

Đối tượng thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường:

– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

– Hình thức đầu tư;

– Phạm vi hoạt động đầu tư;

– Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

– Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư. Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020

Đối tượng đầu tư được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khi đáp ứng đủ các quy định, điều kiện sau đây:

– Điều kiện tiếp cận thị trường quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;

– Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

– Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất. Điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Những hình thức nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam

Những hình thức được quy định

Căn cứ pháp lý tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020

Hình thức đầu tư được quy định bao gồm:

+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

+ Thực hiện dự án đầu tư.

+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

+ Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Hình ảnh minh họa

Nội dung cơ bản của từng hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Căn cứ pháp lý tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020

Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
  • Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
  • Đối tượng đầu tư thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020 ;
  • Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư. Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Thực hiện theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Những yêu cầu để thành lập tổ chức kinh tế:

– Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020.

– Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

+ Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP

+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện Nghị định 31/2021/NĐ-CP

– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với bao gồm:

+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

+ Hình thức đầu tư;

+ Phạm vi hoạt động đầu tư;

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

+ Điều kiện khác theo quy định tại luật. Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Căn cứ pháp lý tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020.

Hình thức đầu tư được quy định bao gồm:

– Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

– Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

+ Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 bộ Luật trên ;

+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

+ Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Những yêu cầu sau để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:

– Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật đầu tư 2020.

– Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường, bao gồm:

+ Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP

+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện Nghị định 31/2021/NĐ-CP

– Điều kiện tiếp cận thị trường quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

+ Hình thức đầu tư;

+ Phạm vi hoạt động đầu tư;

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

+ Điều kiện khác theo quy định tại luật. Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

– Bảo đảm quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Căn cứ pháp lý tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020

Hình thức đầu tư được quy định bao gồm:

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước. Thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 bộ Luật trên.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Thực hiện dự án đầu tư

Căn cứ pháp lý tại Mục 2, Mục 3 Chương IV Luật Đầu tư 2020

Quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam gồm những bước:

– Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư

– Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

– Nếu được chấp thuận dự án đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Bài viết liên quan: Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *