Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự

Con nuôi có quyền thừa kế hay không tài sản của bố mẹ hay không? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

Khái niệm quyền thừa kế:

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 đưa ra khái niệm Quyền thừa kế như sau:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật:

Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ:

“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”

Hình ảnh minh họa

Theo đó, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, quy định:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Từ đây có thể thấy:

Con nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Do đó, khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại.

Tuy nhiên, không phải trường hợp con nuôi nào cũng được pháp luật công nhận; được chia thừa kế như con đẻ theo quy định của pháp luật. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.

Hình ảnh minh họa

Trường hợp nhận con nuôi không làm thủ tục đăng kí nuôi con nuôi liệu có được hưởng thừa kế

Người nhận con nuôi nhưng không làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì việc nuôi con nuôi không có giá trị pháp lý.

Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”

Vì vậy, người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế…

Đồng thời, trong khi lập di chúc, người lập di chúc minh mẫn; sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Do đó, có thể khẳng định, trong trường hợp cha mẹ nuôi để lại di sản của mình cho con nuôi trong di chúc hợp pháp thì người con nuôi hoàn toàn được toàn quyền hưởng thừa kế.

Con nuôi không đăng ký được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi nếu trong di chúc của cha, mẹ nuôi có chỉ định con nuôi được hưởng thừa kế. Trường hợp bố mẹ nuôi mất đi không để lại di chúc thì con nuôi sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản mà bố mẹ nuôi để lại.

Xem thêm bài viết tại đây: Đèn đỏ được phép rẽ phải

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *