Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định mới nhất?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì? Tại sao phải chuyển đổi? Thủ tục như thế nào?

Khái niệm

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Mục đích nhằm phù hợp hơn với quy mô, sự phát triển và sự định hướng của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thay đổi từ hình thức pháp lý này sang hình thức pháp lý khác.

Doanh nghiệp không được tự ý chuyển đổi mà phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định pháp luật mới có quyền được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vẫn kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản ngân và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Tại sao cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Nguyên nhân đầu tiên là do doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về nguồn vốn.

Khi này, việc tồn tại và phát triển thực sự là một thách thức. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể không ngừng tăng cao.  Ngoài giải pháp tạm ngừng, giải thể thì có thể lực chọn phương án chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Điều này đáp ứng vốn và phù hợp với khả năng và tình hình phát triển công ty. Phương án này giúp không ít doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng. Tái tạo cơ cấu tổ chức, xây dựng vốn đầu tư và phát triển trong kinh doanh.

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân thứ hai là tránh bị giải thể hoặc chấm dứt kinh doanh do vi phạm quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp.

Khi mà:

  • Doanh nghiệp đang bị thiếu nguồn vốn đầu tư dự án. Muốn tìm thành viên mới góp vốn. Lúc này, cần tiến hành các thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
  • Doanh nghiệp là công ty TNHH hai thành viên trở lên đang cơ cấu lại vốn góp. Hoặc có sự kiện pháp lý nào đó dẫn đến chỉ còn một chủ sở hữu. Hoặc bị vượt quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp.
  • Doanh nghiệp tư nhân do sự kiện pháp lý không còn là một chủ sở hữu nữa. Lúc này phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp là công ty cổ phần do cơ cấu lại vốn. Hoặc có sự kiện pháp lý nào đó mà công ty có dưới 3 cổ đông thì cũng phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn.

Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

1. Chuyển đổi công ty TNHH thành Công ty Cổ phần:

(Căn cứ Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020)

Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Công ty TNHH chuyển đổi thành Công ty Cổ phần theo phương thức sau:

– Chuyển đổi thành CTCP mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác.

– Chuyển đổi thành CTCP bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn.

– Chuyển đổi thành CTCP bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác.

– Kết hợp các phương thức trên và phương thức khác.

Công ty phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

2. Chuyển đổi Công ty Cổ phần thành công ty TNHH một thành viên:

(Căn cứ Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo phương thức sau:

– Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại.

– Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty.

– Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

 Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi công ty chỉ còn lại 01 cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng theo các phương thức nêu trên thì công ty phải gửi hồ sơ chuyển đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Chuyển đổi Công ty Cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên:

(Căn cứ Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2020)

– Công ty Cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo phương thức sau:

– Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.

– Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn.

– Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn.

– Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông.

– Kết hợp phương thức trên và các phương thức khác.

– Công ty phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

Hình ảnh minh họa

4. Chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, Công ty Cổ phần, công ty hợp danh:

(Căn cứ Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh khi đáp ứng đủ các điều kiện:

– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện để cấp GCN đăng ký kinh doanh:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị:

  • Biên bản họp về việc chuyển đổi;
  • Quyết định về việc chuyển đổi;
  • Giấy đề nghị thay đổi loại hình Công ty;
  • Danh sách Thành viên/Cổ đông Công ty;
  • Dự thảo Điều lệ Công ty chuyển đổi
  • Các tài liệu cần thiết khác

Quy trình cần thực hiện khi thay đổi loại hình công ty:

  • Trước tiên doanh nghiệp cần họp Hội đồng cổ đông về việc quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Soạn thảo hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty theo quy định của pháp luật
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình tới Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty sau khi chuyển đổi.
  • Tiến hành thủ tục đổi lại Con dấu của Công ty

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *