THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất của Việt Nam hiện nay. Vậy nên, thủ tục thành lập công ty cổ phần vẫn luôn được chú trọng.

Khái niệm

Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ về vấn đề này. Cụ thể:

Điều 111. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.”

Như vậy, công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông.

Công ty cổ phần

Đặt tên công ty

Tên công ty cũng có những tiêu chuẩn. Luật Doanh nghiệp cũng đã quy định về vấn đề này. Cụ thể:

Điều 37. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần.

3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”

Tên công ty không đơn giản chỉ là cái tên xuất hiện trên các văn bản pháp lý. Tên công ty góp phần định hình thương hiệu và nhận diện so với đối thủ..

Tiến hành thành lập công ty

Hồ sơ công ty gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư

Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

Trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền

d. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử: Theo Điều 26 Mục 2 Luật Doanh nghiệp 2020

Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

e. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Thủ Tục

Hình ảnh minh họa

Thủ tục làm Con Dấu Pháp Nhân

1. Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty

2. Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp

3. Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND

Thủ Tục Thành Lập Sau Công ty

1. Tiến hành khai thuế ban đầu

2. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử

3. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài

4. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng

5. Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn

6. Dán hoặc treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở công ty

7. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Xem thêm tại đây: Sự khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *