Hoạt động vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp

Song song với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của doanh nghiệp ngày càng nhiều. Để gỡ bỏ giới hạn về nguồn kinh tế ban đầu, vay vốn ngân hàng là sự lựa chọn phù hợp dành cho doanh nghiệp.

Khái niệm

Vay vốn là số tiền đi vay mượn từ các nguồn khác. Mục đích để doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng đầu tư. Số tiền này sẽ được trả lại theo thời hạn hoặc theo yêu cầu mà bên cho vay đưa ra.

Vay vốn ngân hàng là thuật ngữ chung dùng để chỉ các khoản cho vay của ngân hàng. Chỉ số tiền mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp vay mượn từ Ngân hàng.

Điều kiện để vay vốn ngân hàng

Thông tư 39/2016/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017) quy định về điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Điều kiện được vay vốn:

“Điều 7. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.

4. Có khả năng tài chính để trả nợ.

5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.”

Hình ảnh minh họa

Nhu cầu vốn không được cho vay:

“Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay

1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

4. Để mua vàng miếng.

5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay. Trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình. Mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài. Trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.”

Các hình thức vay vốn ngân hàng phổ biến của doanh nghiệp

Vay tín chấp:

Đây là một hình thức khá quen thuộc đối với các doanh nghiệp đã làm việc lâu năm. Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp sử dụng uy tín mình và của  sự tín nhiệm của ngân hàng để vay vốn mà không có tài sản.

Vay tín chấp cần phải trình bày rõ ràng mục đích của khoản vay được sử dụng. Cùng với đó là trình bày về dự toán chi phí, kế hoạch trả lãi và khoản vay. Nếu doanh nghiệp lạm dụng mục đích cho vay ban đầu, ngân hàng có quyền ngừng cung cấp các khoản vay không bảo đảm.

Vay thấu chi:

Đây là một hình thức cho vay mà doanh nghiệp có thể thực hiện số dư thực tế trên tài khoản tiền gửi. (Trong thời gian ngắn hơn 12 tháng). Vay thấu chi là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất. Có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà không phải thực hiện một đơn xin vay bình thường. Một doanh nghiệp thấu chi có các đặc điểm sau:

  • Thấu chi qua tài khoản doanh nghiệp. Việc kinh doanh có thể làm giảm số lượng thực tế trên tài khoản tiền gửi ngay cả khi tài khoản đã hết số dư.
  • Lãi suất cho vay thấu chi thường cao hơn khoảng 1, 5 lần so với bình thường.

Khoản vay thế chấp:

Các ngân hàng với các khoản vay chủ yếu là các doanh nghiệp. Có hình thức thế chấp dưới dạng như nhà máy, giấy phép kinh doanh, tài sản cố định,… Ngân hàng sẽ giữ tất cả các loại giấy tờ liên quan đến thế chấp, quyền sở hữu vẫn thuộc về doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không thể trả nợ thì buộc doanh nghiệp phải chuyển tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản đó cho ngân hàng thanh lý nợ.

Có 3 cách để cho vay thế chấp từ doanh nghiệp:

  • Khoản vay bổ sung vốn làm việc;
  • Khoản vay theo dự án đầu tư;
  • Thanh toán cho vay;

Vay trả góp:

Đây là hình thức vay với lãi suất gốc và lãi mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng trả nợ mỗi khách hàng, có các điều khoản trả nợ khác nhau.

Thủ tục vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp

Căn cứ luật Doanh nghiệp 2020

Hình ảnh minh họa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Giấy phép thành lập/Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Điều lệ công ty;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có);
  • CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người đại diện đứng ra vay vốn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (2 năm gần nhất);
  • Phương án vay vốn: Trong phương án vay vốn phải có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ; Kế hoạch trả nợ;
  • Tài sản đảm bảo;

Ngân hàng cũng sẽ xem xét những nguồn tài sản hiện hữu. Mục đích để xác định xem doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ cho khoản vay hay không. Đồng thời cân nhắc đến việc yêu cầu thêm thông tin về dòng tiền. Nhằm hỗ trợ cho các khoản chi phí và cam kết trả nợ của doanh nghiệp. Dòng tiền thu vào càng mạnh càng chứng minh doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả đúng hạn. Cũng như  khẳng định khả năng quản lý các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin của người phê duyệt khoản vay dành cho doanh nghiệp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay

Ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại sau khi tiếp nhận hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng. Mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.

Nếu khách hàng càng cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh. Có cơ hội được duyệt cho vay càng cao và ngược lại.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay

Sau bước thẩm định, ngân hàng sẽ lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.

Bước 4: Giải ngân

Nếu hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp ký hợp đồng thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Doanh nghiệp được cung cấp khoản tiền vay theo đúng hợp đồng. Hình thức nhận tiền: có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.

Để được tư vấn cụ thể trong từng vụ việc khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 69/102 phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 0916 600 886
Email: cskh.tblaw@gmail.com
Website: https://luatthaibinh.com/
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *